Toàn trình  Hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh nghề nghiệp; chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Ký hiệu thủ tục: BLĐ-TBVXH-TGG-286396
Lượt xem: 7905
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bảo hiểm xã hội tỉnh

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực An toàn lao động
Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang - Số 80 Ấp Bắc, Phường 4, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang hoặc qua đường bưu điện

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết



Mười (10) ngày làm việc, trong đó thời hạn giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là 05 ngày, của cơ quan Bảo hiểm xã hội là 05 ngày


Ðối tượng thực hiện Tổ chức
Kết quả thực hiện



Quyết định hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN trở lại làm việc;




Quyết định hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;




Quyết định hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động;




Quyết định hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động


Lệ phí


Không


Phí


Không


Căn cứ pháp lý



- Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25/6/2015;




- Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ;




- Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.


- Bước 1: Người sử dụng lao động gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Cơ quan tiếp nhận xem xét, nếu hồ sơ bảo đảm yêu cầu theo quy định của pháp luật thì có quyết định hỗ trợ. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do, hướng dẫn thực hiện.

a) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN:

- Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN (theo mẫu III-01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH);

- Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định (kèm theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao).

b) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp:

- Đối với trường hợp đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 37/2016/NĐ - CP của Chính phủ, hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động (theo mẫu III-01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH);

+ Bản sao có chứng thực kết quả quan trắc môi trường lao động;

+ Hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện.

- Đối với trường hợp đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 37/2016/NĐ - CP của Chính phủ, hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động (theo mẫu III-01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH);

+ Bản sao có chứng thực kết quả quan trắc môi trường lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp (nếu có);

+ Hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện;

+ Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định (kèm theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao).

c) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động (theo mẫu III-01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH);

- Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện;

- Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp;

- Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp (kèm theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao).

d) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động (theo mẫu III-01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH);

-  Bản sao có chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa;

- Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện đến đơn vị phục hồi chức năng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp phải chuyển viện; đối với trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển bệnh nhân về khoa phục hồi chức năng;

- Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng (kèm theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao).

File mẫu:

a) Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc:

Người lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi công việc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (quy định tại Điều 55 Luật an toàn, vệ sinh lao động) khi có đủ các điều kiện sau đây:

-  Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;

- Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi công việc.

b) Điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động:

Người lao động được hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp (theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động) quy định như sau:

- Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP có đủ điều kiện sau đây:

+ Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

+ Người sử dụng lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định;

+ Người lao động được đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp là người đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện.

- Đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP khi đi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp phải còn trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

c) Điều kiện hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động:

Người lao động được hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp (theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động) quy định như sau:

- Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP có đủ điều kiện sau đây:

+ Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện;

+ Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động đủ 12 tháng trở lên và đang được tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

+ Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian người lao động làm các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp;

+ Người sử dụng lao động đã tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định.

- Đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP đã đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp và trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp.

d) Điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động:

Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động (theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động) quy định như sau:

- Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động;

- Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.