Toàn trình  Cấp lại Giấy Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ

Ký hiệu thủ tục: ATTP002
Lượt xem: 10397
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tân Phước

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực An toàn thực phẩm
Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


- Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ.
- Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, sản phẩm thực phẩm và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực: 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ.
- Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, sản phẩm thực phẩm: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ.


Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm


Lệ phí


a) Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, sản phẩm thực phẩm và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực: Phí thẩm định cơ sở là 3.000.000 đồng/lần/cơ sở b) Các trường hợp cấp lại khác: không thu phí


Phí


0


Căn cứ pháp lý


- Luật An toàn thực phẩm
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
- Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.


Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

- Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp: + Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân và chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn xử lý.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định thì không tiếp nhận và hướng dẫn một lần cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả vào sổ theo dõi và chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn xử lý.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có văn bản hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Công chức trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

- Trường hợp mất Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thì phải có giấy cam kết của tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ (giấy cam kết tổ chức, cá nhân  tự viết).

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

a) Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng + Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Mẫu 3- Thông tư 57/2015/TT-BCT) b) Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, sản phẩm thực phẩm và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực + Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Mẫu 3- Thông tư 57/2015/TT-BCT) + Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất thực phẩm. + Bản tự đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm (Mẫu 2- Thông tư 57/2015/TT-BCT). + Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm. + Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất. c) Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, sản phẩm thực phẩm + Đơn đề nghị cấp lại GCN (Mẫu 3- Thông tư 57/2015/TT-BCT) + Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp + Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền văn bản, tài liệu chứng minh sự thay đổi.  

File mẫu:

  • Bản tự đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm (Mẫu 2- Thông tư 57/2015/TT-BCT). Tải về
  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Mẫu 3- Thông tư 57/2015/TT-BCT) Tải về

Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương bao gồm: cơ sở sản xuất các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm.